VIETNAM AIRLINES VÀ NGÀNH HÀNG KHÔNG VIỆT - Mạch máu của nền kinh tế !

2020-07-06 10:44:14

VNA và ngành HK Việt: Từ vai trò “mạch máu” đến “bệ phóng” của nền kinh tế

01/07/2020 12:02   

Nếu trong đại dịch Covid-19, ngành hàng không đóng góp đắc lực trong vận chuyển, đưa đón đồng bào trở về và duy trì mạch máu giao thương của quốc gia thì đến nay, khi dịch bệnh dần được kiểm soát, ngành hàng không lại tiếp tục sứ mệnh là động lực để nền kinh tế phục hồi bứt phá.

Cơ hội phục hồi của ngành hàng không hậu Covid-19

Tiềm năng phát triển du lịch ĐBSCL qua ngành hàng không

"Lực đẩy" để "lò xo" hàng không bật tung sau đại dịch

Duy trì vai trò “mạch máu” giao thương

Sự bùng phát của đại dịch Covid-19 đầu năm 2020 đã chứng kiến những tác động nặng nề đến hầu hết các ngành kinh tế, trong đó, hàng không là một trong những ngành bị tác động mạnh nhất.

Mặc dù bị thiệt hại nặng nề nhưng trong những thời điểm khó khăn nhất, phải đóng toàn bộ mạng bay quốc tế, dừng hầu hết các đường bay nội địa, với sứ mệnh của một Hãng hàng không Quốc gia, VNA vẫn cho thấy vai trò to lớn của ngành hàng không khi đồng hành cùng Chính phủ, nhân dân cả nước trong công cuộc phòng, chống dịch Covid-19 như sẵn sàng đi vào vùng dịch đưa đồng bào về nước an toàn, chuyên chở kịp thời vật tư y tế tới các điểm chống dịch cũng như các kiện hàng viện trợ của Việt Nam đến với bạn bè thế giới.

alt text

Máy bay Vietnam Airlines cất cánh từ Alaska (Hoa Kỳ) về Việt Nam. (Nguồn: Sân bay Ted Stevens Anchorage, Alaska, Hoa Kỳ).

 

Mặt khác, trong bối cảnh các chuyến bay chở khách thưa thớt, nhờ sự nhạy bén, linh hoạt, chủ động và sáng tạo của đội ngũ CBNV VNA, hàng trăm chuyến bay vận chuyển hàng hoá sải cánh trên bầu trời đã giúp duy trì mạch máu của nền kinh tế, góp phần đảm bảo thông thương; duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh, đặc biệt là xuất/nhập khẩu hàng hóa; cải thiện đời sống xã hội của người lao động, đảm bảo một phần nguồn cung ứng đầu vào, đầu ra.

Chỉ tính riêng giai đoạn từ cuối tháng 2 đến cuối tháng 4, VNA đã vận chuyển gần 26 nghìn tấn hàng hóa gồm thiết bị vật tư y tế, linh kiện điện tử, phụ tùng ô-tô, dệt may, giày dép, thủy hải sản,… Trong đó, trang thiết bị y tế khoảng 1.000 tấn, riêng khẩu trang đạt 480 tấn (tương đương 34,3 triệu chiếc). Trong số này, Hãng hỗ trợ vận chuyển miễn cước 23,6 tấn hàng y tế đi các nước, phần lớn là khẩu trang (hơn 17,5 tấn, tương đương 1,3 triệu chiếc). Riêng tháng 5, Hãng đã khai thác gần 140 chuyến bay charter hàng hóa, trong đó nổi bật là 35 chuyến đi Châu Âu; 66 chuyến đi Nhật Bản.

alt text

Chỉ tính riêng giai đoạn từ cuối tháng 2 đến cuối tháng 4, VNA đã vận chuyển gần 26 nghìn tấn hàng hóa. (Ảnh: VNA).

 

Động lực của nhiều ngành kinh tế

Ngay khi dịch bệnh cơ bản được kiểm soát, Chính phủ nới lỏng giãn cách xã hội nhằm xác lập tình trạng bình thường mới trong các hoạt động kinh tế - xã hội. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nhấn mạnh, việc khôi phục lại hoạt động sản xuất, kinh doanh là mục tiêu hàng đầu để vực dậy nền kinh tế của đất nước. 

Trong bối cảnh đó, ngành hàng không được xem là động lực của các ngành kinh tế khác đặc biệt là du lịch. Là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn nhưng du lịch đang chịu những tổn thất nặng nề do dịch bệnh Covid-19. Theo các chuyên gia, để ngành du lịch sớm phục hồi thì ngành hàng không là yếu tố tối quan trọng. 

Như nhận định của PGS, TS Trần Đình Thiên, “hàng không đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế, tạo động lực cho nhiều ngành phát triển… Mở cửa bầu trời, trở lại bầu trời sớm ngày nào thì các hãng hàng không sẽ hồi phục và tăng tốc nhanh ngày đó. Hàng không cất cánh, sẽ kéo nền kinh tế đi lên”.

Ông Lê Quang Tùng, Thứ trưởng Bộ Văn hóa – Thể thao và du lịch thì cho rằng, ngoài ý nghĩa kinh tế, việc các hãng bay sớm khai thác trở lại còn đem đến niềm tin về việc Việt Nam đã trở thành điểm đến an toàn trong con mắt bạn bè quốc tế.

Nhiều nghiên cứu trên thế giới đã chỉ ra rằng, sự tác động qua lại chặt chẽ giữa tăng trưởng kinh tế và tăng trưởng hàng không cho thấy trung bình cứ 1% tăng trưởng GDP sẽ ứng với khoảng 2% tăng trưởng hàng không. 

Nỗ lực vượt khó, đi trước mở đường

Là mắt xích quan trọng trong chuỗi cơ sở hạ tầng ngành du lịch, Hãng hàng không quốc gia đã đưa ra nhiều chương trình và hành động để kích cầu du lịch.

Ngay trong giai đoạn dịch còn diễn biến phức tạp, VNA đã nghiên cứu và chuẩn bị kỹ lưỡng các kịch bản phục hồi sau dịch. Từ tháng 2, VNA đã cùng Tổng cục Du lịch, Hiệp hội Lữ hành chuẩn bị và xây dựng bộ tiêu chí du lịch an toàn. Và ngay khi dịch bệnh được kiểm soát, Hãng đã tung ra các gói hỗ trợ với nhiều ưu đãi hấp dẫn chưa từng có để kích cầu, đón đầu nhu cầu di chuyển của hành khách..

Đến nay, VNA cũng phục hồi toàn bộ mạng bay nội địa. Cùng với đó Hãng đã mở thêm các đường bay mới để đa dạng hóa sản phẩm, tung ra các gói hỗ trợ cùng các sản phẩm thẻ bay với nhiều ưu đãi hấp dẫn chưa từng có để đáp ứng nhu cầu của hành khách và thúc đẩy hoạt động tăng trưởng trở lại sau dịch Covid-19. 

Để đảm bảo sức khỏe cho hành khách, các chuyến bay của VNA vẫn được thực hiện nghiêm ngặt theo tiêu chuẩn cao nhất của các cơ quan chức năng. Hành khách được kiểm tra thân nhiệt, khai báo y tế trước chuyến bay, đeo khẩu trang trong suốt hành trình bay, thường xuyên tiến hành khử trùng, khử khuẩn tàu bay…

Mặt khác, VNA cũng đã thiết lập cơ chế đội chuyên trách với từng khu vực thị trường để bám sát và điều chỉnh kịch bản, triển khai kịp thời, nắm lấy cơ hội. 

alt text

Là mắt xích quan trọng trong chuỗi cơ sở hạ tầng ngành du lịch, Hãng hàng không quốc gia đã đưa ra nhiều chương trình và hành động để kích cầu du lịch. (Ảnh: VNA).

 

Theo tính toán, trong đại dịch Covid-19 này, ngành hàng không là một trong những lĩnh vực chịu tác động nặng nề nhất. Đối với thị trường Việt Nam, IATA dự báo lại với mức sụt giảm về hành khách tới 45%, tương đương 32 triệu lượt khách. Doanh thu ngành hàng không Việt Nam ước giảm tới 4,35 tỷ USD và có tới gần một triệu lao động liên quan bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh.

Vì vậy, việc VNA nối lại hoạt động bay một cách nhanh chóng là sự nỗ lực rất lớn của toàn thể ban lãnh đạo và CBNV của Hãng nhằm trải một “đường băng” tối ưu nhất để đưa cả nền kinh tế cùng cất cánh và phục hồi mạnh mẽ sau đại dịch.

Theo Spirit N03

Điểm đi

MIỀN BẮC

  • Điện Biên Phủ
  • Vân Đồn
  • Hà Nội
  • Hải Phòng

MIỀN NAM

  • Hồ Chí Minh
  • Cà Mau
  • Phú Quốc
  • Cần Thơ
  • Côn Đảo
  • Kiên Giang

MIỀN TRUNG

  • Ban Mê Thuột
  • Nha Trang
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Huế
  • PleiKu
  • Phú Yên
  • Thanh Hóa
  • Qui Nhơn
  • Chu Lai
  • Quảng Bình
  • Vinh

CHÂU Á

  • Băng Cốc
  • Quảng Châu
  • Hồng Kông
  • Kuala Lumpur
  • Seoul, Incheon
  • Thượng Hải
  • Singapore
  • Đài Bắc
  • Tokyo
  • Campuchia

CHÂU ÂU

  • Amsterdam
  • Cô-pen-ha-gen
  • Frankfurt
  • London
  • Paris
  • Praha
  • Stockholm
  • Zurich

CHÂU ÚC & MỸ

  • Dallas
  • Houston
  • Los Angeles
  • Men-bơn
  • New York
  • San Francisco
  • Sydney
  • Toronto
  • Vancouver
Điểm đến

MIỀN BẮC

  • Điện Biên Phủ
  • Vân Đồn
  • Hà Nội
  • Hải Phòng

MIỀN NAM

  • Hồ Chí Minh
  • Cà Mau
  • Phú Quốc
  • Cần Thơ
  • Côn Đảo
  • Kiên Giang

MIỀN TRUNG

  • Ban Mê Thuột
  • Nha Trang
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Huế
  • PleiKu
  • Phú Yên
  • Thanh Hóa
  • Qui Nhơn
  • Chu Lai
  • Quảng Bình
  • Vinh

CHÂU Á

  • Băng Cốc
  • Quảng Châu
  • Hồng Kông
  • Kuala Lumpur
  • Seoul, Incheon
  • Thượng Hải
  • Singapore
  • Đài Bắc
  • Tokyo
  • Campuchia

CHÂU ÂU

  • Amsterdam
  • Cô-pen-ha-gen
  • Frankfurt
  • London
  • Paris
  • Praha
  • Stockholm
  • Zurich

CHÂU ÚC & MỸ

  • Dallas
  • Houston
  • Los Angeles
  • Men-bơn
  • New York
  • San Francisco
  • Sydney
  • Toronto
  • Vancouver
Ngày đi
Ngày về
Tháng đi
Tháng về
Người lớn (12+ tuổi)
Trẻ em (2 - 12 tuổi)
Em bé (0 - 2 tuổi)
Đăng ký nhận tin khuyến mãi ngay để không bỏ lỡ các ưu đãi hấp dẫn mới nhất từ Vemaybayhaithanh!